Trong đời sống con người Hà

Đằng hồ là một loại hà có giá trị thực phẩm cao ở châu Âu

Hà là một loại thực phẩm ngon và giàu dinh dưỡng. Ở Việt Nam chỉ vùng biển Quảng NinhHải Phòng có loài hải sản này, nên trở thành một đặc sản của Hạ Long. Hà bắt buộc phải khai thác tự nhiên vì không nuôi cấy nhân tạo được. Việc khai thác hà ở Việt Nam cũng như tại châu Âu là công việc khó khăn nguy hiểm vì vỏ hà rất sắc nhọn và thường bám ở những vách đá cheo leo.

Hà ngỗng (Goose barnacle - ở Việt Nam gọi là đằng hồ) là một món ăn cao cấp ở các nước Địa Trung Hải như Ý, Tây Ban NhaBồ Đào Nha.[9]Sự tương đồng giữa hình dáng loại hà này với cổ của một loài ngỗng (Branta leucopsis tiếng Anh là Barnacle Goose) đã khiến người cổ đại liên tưởng đến những con ngỗng, hoặc ít nhất là các loài vịt trời đã tiến hóa từ con hà này. Thật vậy, từ "hà" (barnacle) ban đầu được dùng để gọi một loài ngỗng trời hay làm tổ trên các vách đá dựng đứng mà trứng và con non ít khi được nhìn thấy do nó sống ở Bắc Cực xa xôi.[10]

Hà (Austromegabalanus psittacus) cũng được sử dụng trong ẩm thực Chile và là một trong những thành phần của món curanto.

Tập tính bám vào bề mặt vật rắn của hà, đặc biệt là hàng vạn con cùng bám một lúc gây ra rất nhiều thiệt hại về kinh tế cho con người. Một chiếc tàu bị hà bám kín thân thì tốc độ sẽ giảm đi 50%. Hà bám vào bề mặt kim loại thường tiết ra chất kết đính cực kỳ bền chặt mà chỉ có cách cạo hết vỏ kim loại đi mới loại bỏ được hà. Chất dính này làm hỏng lớp sơn bảo vệ bề mặt kim loại gây ra ăn mòn (ăn mòn biển) và rỉ sét.

Năm 1905, trong chiến tranh Nga - Nhật, Hải quân Nhật bất ngờ đánh bại hoàn toàn hạm đội Baltic của Nga được coi là vô địch lúc bấy giờ. Qua phân tích của các chuyên gia, một trong những yếu tố gây ra thất bại là do tốc độ di chuyển của các tàu chiến Nga quá thấp so với dự kiến. Thủ phạm gây ra chính là những con hà bám đầy vỏ tàu. Hành trình từ biển Baltic đến biển Nhật Bản mất một năm khiến những con hà sinh sôi nảy nở làm tăng trọng lượng và lực cản khiến tàu giảm tốc độ.

Trong các thế kỷ trước ở vùng biển Caribe, bọn cướp biển thường phải lật úp thuyền chúng lại để cạo hà. Rất nhiều thuyền săn cá voi, sau nhiều ngày lênh đênh trên biển rất khó quay về vì lượng hà bám vào tàu quá lớn. Hà biển là mối đe dọa với thuyền nhỏ vì chúng bám vào, đến khi quay về đất liền sẽ mất thêm nhiều thời gian vì thế ngư dân phải đốt lửa để chống hà bám (nên hình thành địa danh mang tên Bãi Cháy). Ngày nay công suất các tàu rất lớn nhưng hà vẫn luôn là mối đe dọa và hằng năm vẫn làm hao tổn của ngành hàng hải không ít chi phí.[11]

Từ chất dính khủng khiếp mà con hà tiết ra, người ta đã chế tạo ra loại keo hà dùng để vá tàu khi bị thủng. Chỉ cần phết vào miếng kim loại rồi dán, rất nhanh mà bền chắc. Trong y tế, keo hà dùng làm băng giấy cầm máu, bịt miệng vết thương và vết mổ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hà http://www.museum.vic.gov.au/crust/barnbiol.html http://newswatch.nationalgeographic.com/2013/01/15... http://www.sparknotes.com/biography/darwin/section... http://www.recursosmarinos.net/wp-content/plugins/... http://web.archive.org/web/20070217160059/http://w... http://web.archive.org/web/20070929121941/http://w... http://books.google.co.uk/books?id=2MDH9IRDkdkC&pg... http://darwin-online.org.uk/EditorialIntroductions... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/...